Tăng cường hợp tác quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu trong giai đoạn mới
Ưu
tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo
Tại buổi làm việc, ông Gareth Ward, Đại
sứ Vương quốc Anh tại Hà Nội đã thông tin tới Bộ trưởng, trong thời gian tới,
Chủ tịch COP26 Alok Sharma tới thăm và làm việc với Việt Nam về các vấn đề liên
quan tới COP26.
Bộ
trưởng và ông Gareth Ward, Đại sứ Anh tại Hà Nội
Theo đó, Chủ tịch COP26 mong muốn hợp
tác với các quốc gia, trong đó có Việt Nam để đạt được kết quả tham vọng của
COP26. Trong chuyến công tác tới Việt Nam, ông mong muốn không chỉ trao đổi các
ưu tiên Hội nghị COP 26 mà còn là cơ hội để tìm hiểu về các nỗ lực Việt Nam đã
thực hiện được liên quan tới năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng mặt trời
nói riêng.
Bên cạnh đó, Đại sứ Gareth Ward cũng
mong muốn Việt Nam tham gia Liên minh hành động thích ứng toàn cầu (AAC). Theo
Đại sứ, AAC là một liên minh cấp nhà nước nhằm xây dựng động lực và thúc đẩy
các hành động về thích ứng với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Anh Boris Johnson
kêu gọi thành lập. AAC đã xây dựng chủ đề “Kêu gọi hành động về thích ứng với
biến đổi khí hậu” theo sáng kiến của Vương quốc Anh, Ai Cập, Bangladesh,
Malawi, Hà Lan, St Lucia và được UNDP ủng hộ. Bản kêu gọi hành động đã nhận được
ủng hộ 122 quốc gia.
Đại sứ Gareth Ward cho biết, việc tham
gia AAC sẽ giúp Việt Nam chia sẻ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các nước về
hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, kêu gọi hợp tác và hỗ trợ về tài
chính, công nghệ cho việc xây dựng các chính sách và phát triển các hoạt động về
thích ứng tại Việt Nam.
Trao đổi với Đại sứ Gareth Ward, Bộ
trưởng Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay công tác phòng chống COVID-19 tại Việt
Nam được kiểm soát rất tốt và chặt chẽ. Việt Nam hoan nghênh phái đoàn của Chủ
tịch COP26 Alok Sharma đến thăm, tuy nhiên cần phải tuân thủ mọi yêu cầu của
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam để đảm bảo an toàn
cho tất cả các bên.
Toàn
cảnh buổi làm việc
Đối với các nỗ lực Việt Nam đã thực hiện
được liên quan tới năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng mặt trời nói
riêng, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Việt Nam đã chủ động, tích cực ứng phó
với biến đổi khí hậu và thực hiện các cam kết quốc tế.
Bộ trưởng cho biết, trong Đóng góp do
quốc gia tự quyết (NDC) cập nhật, Việt Nam đã tăng nỗ lực giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính thêm 2% so với NDC nộp năm 2015, với lượng khí nhà kính giảm thêm
vào năm 2030 tương đương với tổng lượng phát thải khí nhà kính của cả quốc gia
vào năm 2014.
Giảm phát thải khí nhà kính đã trở
thành yêu cầu bắt buộc thực hiện đối với mọi tổ chức, cá nhân sống và làm việc
trên lãnh thổ Việt Nam và đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi
năm 2020.
Có thể khẳng định Việt Nam là một
trong những nước đang phát triển đầu tiên trên thế giới đưa nghĩa vụ thực hiện
giảm phát thải khí nhà kính đã cam kết vào hệ thống pháp luật để toàn dân thực
hiện.
Đối với yêu cầu giảm phát thải khí nhà
kính so với kịch bản phát triển thông thường cũng đã được thể hiện trong Quy hoạch
phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ trưởng cho
biết, trong thời gian tới, Việt Nam ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái
tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió ngoài khơi, điện khí…, đối với nhiệt
điện sẽ yêu cầu sử dụng các công nghệ hiện đại để giảm phát thải ở mức thấp nhất.
Về Liên minh hành động thích ứng toàn
cầu (AAC), Bộ trưởng đề nghị Đại sứ quán Anh cung cấp thêm các thông tin liên
quan tới ACC đặc biệt là nghĩa vụ, quyền lợi của Việt Nam để tiến hành các thủ
tục trong nước tham gia Liên minh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nhân
rộng sáng kiến xanh hóa Trái Đất
Tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Trần
Hồng Hà với ông Saud F. M. Al Suwelim, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Ả
rập Xê-út tại Việt Nam, Đại sứ Saud F. M. Al Suwelim giới thiệu và kêu gọi Việt
Nam ra Tuyên bố ủng hộ 02 sáng kiến “xanh” về sinh thái và khí hậu của Chính phủ
Ả rập Xê-út.
Bộ
trưởng Trần Hồng Hà với ông Saud F. M. Al Suwelim, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
Vương quốc Ả rập Xê-út tại Việt Nam
Trao đổi với Bộ trưởng, Đại sứ Saud F.
M. Al Suwelim cho biết, trong bối cảnh tiếp tục phải đối mặt với những thách thức
về môi trường, gồm sa mạc hóa, lượng mưa thấp, bão bụi,…, ngày 27/3/2021, Thái
tử Ả rập Xê-út - Saudi Arabia Mohammed bin Salman, đã công bố 2 sáng kiến “Ả rập
Xê-út xanh” và “Trung Đông xanh” trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu và tham vọng
biến mảnh đất Trung Đông cằn cỗi trở nên tươi xanh hơn.
Với sáng kiến “Ả rập Xê-út xanh”, quốc
gia vùng Vịnh này có kế hoạch trồng 10 tỷ cây xanh trong những thập kỷ tới,
giúp cải thiện chất lượng của 40 triệu héc-ta đất bị suy thoái, tăng diện tích
đất phủ xanh tại nước này gấp 12 lần so với hiện tại. Ngoài ra, sáng kiến “Ả rập
Xê-út xanh” bao gồm cả các dự án năng lượng tái tạo tham vọng, giúp giảm lượng
khí thải Carbon xuống 4% trên tổng lượng khí thải toàn cầu.
Nâng tầm nỗ lực chống biến đổi khí hậu
đó lên cấp độ khu vực, Thái tử Ả rập Xê-út cũng đưa ra Sáng kiến “Trung Đông
xanh”, với kế hoạch trồng 50 tỷ cây xanh tại khu vực. Đây được đánh giá là ý tưởng
“tái tạo rừng” lớn nhất trên thế giới, quy mô gấp đôi một sáng kiến liên quốc
gia tương tự ở khu vực châu Phi cận Sahara. Theo đó, các quốc gia còn lại trong
khu vực Trung Đông sẽ cần trồng 40 tỷ cây xanh. Kế hoạch khi được thực hiện được
kỳ vọng có thể phục hồi 200 triệu héc-ta đất suy thoái và giảm 2,5% tỷ lệ khí
thải carbon toàn cầu. Kế hoạch trồng cây của Sáng kiến “Trung Đông xanh” cũng
chiếm khoảng 5% mục tiêu của toàn cầu là trồng được 1.000 tỷ cây. Với “Trung
Đông Xanh”, Ả rập Xê-út cũng mong muốn có thể giảm hơn 60% lượng khí thải các
bon từ quá trình sản xuất dầu mỏ trong khu vực.
Ông
Saud F. M. Al Suwelim, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Ả rập Xê-út tại Việt
Nam
Với 02 sáng kiến được kỳ vọng như vậy,
Đại sứ Saud F. M. Al Suwelim mong muốn Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu với
Chính phủ và phía Việt Nam sẽ ra Tuyên bố ủng hộ 02 sáng kiến “xanh” về sinh
thái và khí hậu của Chính phủ Ả rập Xê-út.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Bộ
Tài nguyên và Môi trường đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Ả rập Xê-út trong hoạt
động bảo vệ môi trường và tích cực góp phần vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
toàn cầu. Đặc biệt là xây dựng 02 Sáng kiến xanh về sinh thái và khí hậu của
Chính phủ Ả rập Xê-út nhằm mục đích bảo vệ môi trường, đối phó với biến đổi khí
hậu, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khỏe cộng đồng và vì thế hệ
tương lai.
Bộ trưởng cho biết thêm, vừa qua, Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam cũng đã phát động Sáng kiến “Vì Việt Nam xanh” với mục
tiêu dự kiến trồng thêm ít nhất 01 tỷ cây xanh trong 05 năm, giai đoạn
2021-2025 nhằm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phục hồi các hệ sinh thái tự
nhiên, qua đó góp phần phòng chống thiên tai, lũ, lụt, xói mòn và sạt lở đất.
Bộ
trưởng Trần Hồng Hà mong muốn trong thời gian tới Việt Nam và Chính phủ Ả rập
Xê-út sẽ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu
Trong bối cảnh, biến đổi khí hậu và ô
nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tác
động nghiêm trọng đến đời sống và sinh kế của người dân, việc trồng cây là giải
pháp hiệu quả để góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cây xanh, khi cây trưởng thành dự kiến mỗi năm cũng sẽ hấp thụ ít nhất 22 triệu
tấn CO2 từ khí quyển, tức là khoảng 2% tổng lượng phát thải khí nhà kính của quốc
gia vào năm 2030.
Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường
mong muốn hợp tác cùng với các đối tác của Ả-rập Xê-út để nhân rộng sáng kiến
xanh hóa Trái Đất, ngôi nhà chung, vì tương lai bền vững, bảo đảm cho các thế hệ
tương lai.
Về đề xuất Việt Nam ra Tuyên bố ủng hộ
02 Sáng kiến xanh của Chính phủ Ả rập Xê-út, Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi nhận
và đánh giá cao sáng kiến của Ả-rập Xê-út, đồng thời đánh giá cao nỗ lực của
ngài Đại sứ trong việc phổ biến 02 sáng kiến này. Bộ sẽ nghiên cứu, trao đổi
cùng các cơ quan liên quan của Việt Nam xem xét để có ý kiến ủng hộ tại các diễn
đàn quốc tế phù hợp.
Bộ trưởng cũng cho biết thêm, đến nay,
Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có hoạt động hợp tác chính thức với các đối
tác của Ả rập Xê-út và Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn thúc đẩy hợp tác
song phương với các cơ quan đối tác của Ả-rập Xê-út, nhất là trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nguồn:
Bộ Tài nguyên và Môi trường
(http://www.monre.gov.vn)