Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 ngành tài nguyên và môi trường
Tham dự Hội nghị, còn có các đồng chí
Phó Giám đốc Sở: Nguyễn Hùng Anh, Nguyễn Hoàng Dân và Nguyễn Thị Thùy Nhi, đại
diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường, đại diện lãnh đạo
Đài khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường
các huyện, thị xã, thành phố cùng với lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng.
Hội
nghị được nghe đồng chí Trần Thị Hằng thông qua báo cáo hoạt động năm 2022 và kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2023 ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Sóc
Trăng.

Đồng
chí Trần Thị Hằng- Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính thông qua
báo
cáo hoạt động năm 2022.
Trong năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó
khăn, áp lực công việc ngày càng tăng, ngành tài nguyên và môi trường đã tập
trung triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế
- xã hội được Tỉnh ủy và UBND tỉnh giao. Cụ thể:
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách
hành chính với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả, tiếp tục cải thiện chỉ số
cải cách hành chính của Sở. Công tác xây dựng thể chế cũng được chú trọng thực
hiện nhằm cụ thể hóa các quy định luật phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương, trong đó các quy định luật về quản lý đất đai, môi trường là những vấn
đề đã được Sở khẩn trương tham mưu UBND tỉnh ban hành.
Thực hiện tốt công tác thẩm định giao
đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từng bước hoàn thiện
cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhà nước của ngành và mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến nay, đã thực hiện cấp 444.228 Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, với diện tích 283.872,29 ha, đạt tỷ lệ
99,97%; trong đó, đã cấp cho tổ chức 4.724 GCN với diện tích 12.673,28 ha; đã cấp
cho hộ gia đình, cá nhân 439.504 GCN với diện tích 271.199,01 ha.
Quản lý tốt quỹ đất công và tập trung
đẩy mạnh công tác phát triển quỹ đất. Trong năm, nhiều công trình đo đạc, giải
phóng mặt bằng đã và đang được ngành Tài nguyên và Môi trường tập trung nguồn lực
thực hiện như: Dự án Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A, các dự án điện gió thị xã
Vĩnh Châu, dự án Cụm, Cảng thi trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách và các dự án
nâng cấp, mở rộng các dự án đường tỉnh, đường huyện, ... góp phần giải ngân vốn
đầu tư của tỉnh và tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư trong thời gian tới.
Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội về môi
trường được ngành Tài nguyên và Môi trường các cấp phối hợp thực hiện đạt 5/5
chỉ tiêu. Công tác kiểm soát, dự báo ô nhiễm môi trường tiếp tục được thực hiện
tốt; Tiếp tục vận hành mạng lưới quan trắc và công bố công khai số liệu quan trắc
môi trường tài nguyên môi trường lên Cổng thông tin điện tử của Sở; Công tác
thanh tra, kiểm tra thường xuyên được triển khai thực hiện ở các cấp, qua đó kịp
thời phát hiện, xử lý kịp các trường hợp vi phạm pháp luật tài nguyên và môi
trường.
Tại
Hội nghị, đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị, thành phố và
đơn vị liên quan đã tập trung thảo luận những vấn đề phát sinh trong thực tế; đồng
thời đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian qua nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Trong đó,
nhiều ý kiến tập trung vào công tác phê duyệt Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất;
công tác xác định giá đất cụ thể, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lần đầu, công tác chuyển mục đích sử dụng đất; công tác thu gom rác tại địa
phương, hướng dẫn đối tượng các xã cấp giấy phép môi trường, công tác giải
phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh và các vấn đề
quan trọng khác,…

Quang
cảnh Hội nghị tổng kết
Năm 2023, ngành tài nguyên và môi trường
tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, xây dựng chương trình nhiệm vụ trọng
tâm năm 2023 của ngành tài nguyên và môi trường, triển khai thực hiện các nhiệm
vụ được đề ra trong năm 2023 theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, giai đoạn 2021-2025.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước trong lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản. Đẩy mạnh cải cách hành
chính, nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức và người lao động
trong thực thi công vụ, tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông
tin nhằm rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi,
tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Phát huy tối đa các nguồn lực
của ngành tài nguyên và môi trường để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Khắc
phục những tồn tại, hạn chế của ngành trong năm 2022.
Tiếp tục tăng cường công tác quản lý
nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường ở các cấp; nâng cao ý thức,
trách nhiệm của cán bộ quản lý và cộng đồng dân cư trong quản lý, khai thác, sử
dụng hiệu quả, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên và môi trường đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội nhanh của tỉnh trong thời gian tới, đẩy mạnh thực
hiện chuyển đổi số, hoàn thành cơ sở dữ liệu về đất đai, môi trường và khoáng sản...
Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các nguồn
gây ô nhiễm môi trường, nhất là tại các làng nghề, khu công nghiệp, lưu vực
sông, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm; phòng ngừa, phát hiện và kiên quyết
xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và
môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Ngô
Thái Chân đề nghị các phòng, đơn vị, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện,
thị xã, thành phố chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao, kịp thời báo
cáo, xin ý kiến những khó khăn vướng mắc, qua đó khắc phục những tồn tại, hạn
chế trong năm 2022 và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2023 của ngành
tài nguyên và môi trường./.