Lượt xem: 1970
Báo cáo Dự án: "Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông Hậu thuộc khu vực tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020"
Tỉnh Sóc Trăng nằm trên địa bàn với vị trí địa lý có những thuận lợi để phát triển kinh tế: tiếp giáp các tỉnh thuộc Tây nam Sông Hậu, có hai cửa của sông Hậu thông ra biển, có lãnh thổ biển với 72 km đường bờ biển. Về tài nguyên khoáng sản tuy không phong phú về loại hình nhưng có tiềm năng khá lớn về vật liệu xây dựng, nhất là nguồn tài nguyên cát lòng sông Hậu có thể khai thác làm vật liệu san lấp phục vụ nhu cầu trong tỉnh và các khu vực lân cận.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và các tỉnh lân cận giai đoạn 2010 - 2020, sẽ có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, hệ thống giao thông đường bộ được triển khai hoặc sửa chữa, nâng cấp và rất nhiều diện tích khu dân cư cần tôn tạo, nhu cầu vật liệu san lấp sẽ rất lớn.

Để đáp ứng nhu cầu cung cấp vật liệu xây dựng, san lấp, đồng thời góp phần khai thông luồng lạch, nắn chỉnh dòng chảy hạn chế sạt lở bờ sông, cần thiết thực hiện dự án “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát  lòng sông Hậu thuộc khu vực tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020”.  Dự án được xây dựng dựa trên các cơ sở pháp lý sau:

- Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005.

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 10/2005/CT-TTg ngày 05/4/2005 về tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản.

- Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.

- Công văn số 1574/BCN-CLH về việc hướng dẫn lập quy hoạch khoáng sản ngày 12 tháng 04 năm 2007 của Bộ Công Nghiệp.

- Ngày 02 tháng 10 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 29/2008/ CT-TTg “Về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông”. Chỉ thị nêu rõ để khắc phục tình trạng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông trái phép làm thất thoát tài nguyên khoáng sản, gây khó khăn cho công tác quản lý, làm sạt lở bờ sông, đe doạ sự an toàn của đê điều, cầu cống, người và tài sản, cản trở giao thông đường thủy nội địa. Việc xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tại nhiều địa phương còn chậm.

- Quyết định số 463/QĐHC-CTUBND  ngày 20 tháng 04 năm 2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về  việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông Hậu thuộc khu vực tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.

- Quyết định số 563/ QĐHC-CTUBND ngày 13 tháng 05 năm 2009 của   Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về  việc phê duyệt  Kế hoạch đấu thầu tư vấn lập Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông Hậu thuộc khu vực tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.

- Quyết định số 777/ QĐHC-CTUBND ngày 22 tháng 06 năm 2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về  việc phê duyệt Hồ sơ mời thầu gói thầu tư vấn lập Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông Hậu thuộc khu vực tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.

- Hợp đồng kinh tế số 06 /HĐKT-STNMT, ký ngày 02 tháng 11 năm 2009 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường Sóc Trăng với Đoàn Địa chất I - Liên Đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam.

MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

Dự án “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát  lòng sông Hậu thuộc khu vực tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020”, có các mục tiêu phải đạt được là:

- Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông Hậu, thuộc khu vực tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật..

- Đánh giá toàn diện, có hệ thống và bằng phương pháp khoa học để xác định cấp tài nguyên và giá trị kinh tế khoáng sản cát sông Hậu, làm cơ sở để xem xét cấp phép khai thác khoáng sản cát lòng sông, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN

- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa hình đáy sông Hậu tỷ lệ 1:25.000. Xác định hiện trạng địa hình đáy sông Hậu để đề xuất các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ sông do quá trình xâm thực và bồi tụ nơi đáy sông.

- Khảo sát, đánh giá trữ lượng, chất lượng cát và dự báo cấp tài nguyên 333 cát lòng sông Hậu.

- Lựa chọn diện tích khoáng sản cát san lấp để đưa vào thăm dò, khai thác theo thời gian và sử dụng kịp thời cho nhu cầu xây dựng, san lấp các cơ sở hạ tầng trong tỉnh và tiêu thụ tại các thị trường khu vực.

- Trên cơ sở tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tiềm năng cát sông Hậu của Dự án, hiện trạng khai thác và nhu cầu sử dụng tài nguyên khoáng sản cát lòng sông Hậu thuộc khu vực tỉnh Sóc Trăng trước đây và hiện nay. Tiến hành xây dựng quy hoạch khoáng sản cát lòng sông Hậu. Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tránh lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản, đồng thời nâng cao tính hiệu quả trong khai thác và đảm bảo việc khơi thông dòng chảy hạn chế sạt lở bờ sông đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Công tác quy hoạch một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mặt khác phải phù hợp với an ninh quốc phòng, văn hoá, cảnh quan du lịch và bảo vệ môi trường bền vững. Trên cơ sở đó, khoanh định những vùng cấm khai thác, vùng tạm thời cấm khai thác, khai thác hạn chế, khai thác tận thu, đồng thời định hướng khai thác khoáng sản theo thời gian.

Để đạt được các mục đích, yêu cầu của dự án, đã tiến hành thực hiện các nội dung công việc và các phương pháp chính như sau:

- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa hình đáy sông Hậu tỷ lệ 1:25.000. Xác định hiện trạng địa hình đáy sông Hậu đề xuất các giải pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ sông do quá trình xâm thực và bồi tụ nơi đáy sông.

- Khảo sát, đánh giá chất lượng cát và dự báo cấp tài nguyên cát lòng sông Hậu.

- Xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng  tài nguyên cát lòng sông Hậu trên địa bàn tỉnh, giai đoạn từ năm 2010 đến năn 2020.

Do đó, dự án sẽ áp dụng các phương pháp bao gồm:

- Tổng hợp, phân tích các tài liệu điều tra hiện có về địa chất khoáng sản và môi trường khu vực.

- Sử dụng các thiết bị hiện đại để giải quyết 2 mục tiêu chính của dự án. Đồng thời, kết hợp với các kết quả phân tích mẫu địa chất và môi trường để làm sáng tỏ và xác định được hiện trạng để đề xuất đến các cấp Quản lý tỉnh Sóc Trăng các giải pháp quản lý trong thăm dò và khai thác tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Dự án “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát  lòng sông Hậu thuộc khu vực tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020”, do UBND tỉnh Sóc Trăng quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường Sóc Trăng chủ trì và Đoàn Địa chất I - Liên Đoàn bản đồ Địa chất Miền Nam thực hiện. Trong quá trình thực hiện có sự phối hợp với một số cơ quan Sở ban ngành của tỉnh Sóc Trăng.

- Cơ quan quản lý dự án: UBND tỉnh Sóc Trăng

- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng

- Cơ quan thực hiện: Đoàn Địa chất I -  Liên đoàn Bản đồ ĐCMN.

- Cơ quan phối hợp:

Trong quá trình thực hiện dự án Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng và Đoàn Địa chất I sẽ phối hợp với một số cơ quan sau:

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng

Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng

Sở Xây dựng tỉnh Sóc Trăng

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng

Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng

- Địa điểm thực hiện: trên sông và ven hai bờ sông Hậu thuộc khu vực tỉnh Sóc Trăng. Tổng diện tích 215 Km2.

- Thời gian thực hiện: (04 tháng) từ tháng 11/2009 đến tháng 03/2010 được chia làm 2 bước.

Bước 1: Tháng 11/2009 - 01/2010 tiến hành thu thập tài liệu, chuẩn bị và thi công các hạng mục khối lượng của dự án.

Bước 2: Tháng 02/2010 - 03/2010 văn phòng tổng kết dự án và thông qua báo cáo.

- Tổ chức thực hiện

+ Đơn vị thực hiện: Đoàn Địa chất I - Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam.

Địa chỉ: 14/5 Kỳ Đồng, phường 9, Quận 3, TP. Hồ chí Minh.

Đại diện: KS. Lê Minh Thủy                         Chức danh: Đoàn trưởng

+ Nhân lực thực hiện:    

 Công tác thực địa (trắc địa mốc, đo hồi âm, khoan trên sông, lộ trình khảo sát địa chất, hiện trạng đường bờ …), xử lý tổng hợp tài liệu khoan, các kết quả phân tích mẫu và tổng kết văn phòng của báo cáo gồm các CB Kỹ thuật của Đoàn Địa chất I:

TT

Họ và tên

Chức danh

Nhiệm vụ

1

Nguyễn Nhã Toàn

Kỹ sư Địa chất

Chủ biên

2

Lê Minh Thủy

Đoàn trưởng

Tác giả

3

Nguyễn Văn Mài

ThS. Địa chất

Tác giả

4

Đinh Văn Tùng

Kỹ sư Địa chất

Tác giả

5

Ma Công Cọ

Kỹ sư Địa chất

Tác giả

6

Vũ Duy Quyển

Kỹ sư Trắc địa

Tác giả

7

Lê Thanh Hải

TC. Trắc địa

Phụ trách Trắc địa

8

Đoàn Văn Dùng

TC. Trắc địa

Phụ trách Trắc địa

9

Bùi Minh Võ

Kỹ sư Địa chất

Phụ trách khoan

10

Nguyễn Văn Hạnh

Kỹ sư Địa chất

Phụ trách khoan

11

Trần Quang Vinh

Kỹ sư Địa chất

Phụ trách khoan

12

Nguyễn Nhật Quang

Kỹ sư Địa chất

Phụ trách khoan

13

Nguyễn Thanh Long

Kỹ sư Địa chất

Phụ trách ĐC Môi trường

15

Phạm Thị Thu Hiền

Cử nhân ĐC.

Tổng kết văn phòng

16

Nguyễn Thị Kiều Oanh

Cử nhân ĐC.

Tổng kết văn phòng

17

Đặng Đình Tường

Cử nhân ĐC.

Tổng hợp xử lý mẫu phân tích

18

Nguyễn Thị Lộc

KS. Môi trường

Tổng hợp xử lý mẫu phân tích

 
Thông báo - hướng dẫn

Thống kê truy cập
  • Đang online: 26
  • Hôm nay: 298
  • Trong tuần: 8 056
  • Tất cả: 2293311