Họp lấy ý kiến góp ý dự thảo “Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”
Tham dự
cuộc họp, về phía Sở Tài nguyên và Môi trường có bà Nguyễn Thị Thuỳ Nhi - Phó
Giám đốc Sở; đại diện các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; đại diện Uỷ ban nhân
dân các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh; đại diện Công ty Cổ phần
công trình đô thị tỉnh...;đại diện Tổ chức GIZ và Chuyên gia tư vấn hỗ trợ xây
dựng dự thảo Kế hoạch.
Phát
biểu tại cuộc họp, bà Nguyễn Thị Thuỳ Nhi - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường cho biết công tác triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
là nhiệm vụ khó khăn; do đó để Kế hoạch được hoàn thiện, phù hợp với tình hình
thực tế tại địa phương, triển khai rộng rãi và đạt được hiệu quả cao, Sở Tài
nguyên và Môi trường rất mong Quý đại biểu cho ý kiến góp ý để Kế hoạch phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng triển khai đạt hiệu
quả.
Ông Phạm
Phú Song Toàn - Trưởng nhóm tư vấn trình bày về nội dung dự thảo, Kế hoạch được
ban hành với mục đích quản lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nhằm
tăng cường hiệu quả tái sử dụng, tái chế và giảm tối đa khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt thu gom và xử lý bằng phương án chôn lấp trực tiếp, qua đó giảm chi
phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, tiết kiệm và sử dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới nền kinh
tế tuần hoàn.
Theo
đó, dự thảo Kế hoạch đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn như sau:
- Giai
đoạn 2024-2025: Các huyện, thị xã và thành phố chủ trì xây dựng phương án chi
tiết, triển khai thí điểm mô hình phân loại, thu gom đồng bộ chất thải rắn sinh
hoạt phù hợp với điều kiện của địa phương, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và phương
thức triển khai chung của tỉnh; 100% người dân, các cơ quan, đơn vị, tiểu
thương và chủ nguồn thải trên địa bàn tỉnh tiếp cận thông tin, được trang bị
kiên thức và tập huấn kỹ năng phân loại chất thải rắn tại nguồn; 100% các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn theo quy định; Phấn đấu ít nhất 30% hộ gia đình và chủ nguồn
thải thực hiện đúng kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; Thí
điểm và phấn đấu đạt 2% số hộ gia đình trên toàn tỉnh thực hiện tái chế chất thải
rắn sinh hoạt hữu cơ tại nguồn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn;..
- Giai
đoạn 2026-2027: Tiếp tục duy trì công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và cải
thiện kỹ năng thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn cho người dân và chủ
nguồn thải; Phấn đấu đạt 70% hộ gia đình và chủ nguồn thải thực hiện hiệu quả
công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; Phấn đấu đến năm 2027 tỷ
lệ hộ gia đình thực hiện phân loại và tái chế chất thải rắn hữu cơ tại nguồn đạt
5 % tổng số hộ gia đình trên toàn tỉnh…
- Giai
đoạn 2028-2030: Phấn đấu đạt 90% hộ gia đình và chủ nguồn thải thực hiện tốt
công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; Phấn đấu đến cuối năn
2030 tỷ lệ hộ gia đình và chủ nguồn thải thực hiện phân loại và tái chế chất thải
rắn hữu cơ tại nguồn đạt 10% tổng số hộ gia đình trên toàn tỉnh; 100% chất thải
rắn sau phân loại trên địa bàn tỉnh được thu gom tách rời và được xử lý đồng bộ;…
Về
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, dự thảo Kế hoạch đề xuất phân ra
thành các nhóm như sau: Nhóm 1: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế
(bao gồm: Giấy thải: các loại giấy in, giấy tập, sách, báo cũ, bìa các-tông,…);
Nhóm 2: Chất thải thực phẩm (bao gồm thức ăn thừa, thực phẩm hết hạn sử dụng,
các loại rau, củ, quả, trái cây và các phần thải bỏ khi sơ chế,..); Nhóm 3: Chất
thải rắn sinh hoạt khác (bao gồm: chất thải nguy hại; chất thải rắn cồng kềnh;
chất thải xây dựng;…). Ngoài ra, dự thảo cũng nêu rõ, tùy thuộc vào điều kiện,
đặc trưng của mỗi địa phương triển khai thực hiện thí điểm phân loại chất thải
thực phẩm để tìm ra mô hình tối ưu, phù hợp và tiến hành lan tỏa trên toàn địa
bàn tỉnh. Khuyến khích phân loại và tái chế tại các xã, phường xa trung tâm,
khu vực có điều kiện thuận lợi.
Tại cuộc
họp, các đại biểu đã có ý kiến góp ý về dự thảo Kế hoạch phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng như sau: Về tên dự thảo đề nghị
bổ sung thời gian; Các chỉ tiêu phải có phụ lục chi tiết đi kèm để đễ đánh giá
trong quá trình thực hiện; Khó khăn chung hiện nay của các địa phương là không
có điểm tập kết, điểm trung chuyển khi thực hiện Kế hoạch thì phải bố trí điểm
tập kết, điểm trung chuyển theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022; Từng
nội dung thực hiện phải có cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, có phụ lục phân
công thực hiện; Cần cụ thể hơn công tác đầu tư, nâng cấp hạ tầng để xử lý chất
thải rắn sau phân loại tại nguồn đồng bộ với công tác thu gom, vận chuyển, …; Về
tổ chức thực hiện đề nghị bổ sung vai trò của Công ty thu gom, vận chuyển và xử
lý vào Kế hoạch; bổ sung trách nhiệm phải xây dựng Kế hoạch phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn của các xã, phường, thị trấn; vai trò của các tổ chức đảng,
tổ chức chính trị xã hội vào Kế hoạch.;…
Một số
hình ảnh tại cuộc họp:
Kết
thúc cuộc họp, bà Nguyễn Thị Thuỳ Nhi - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
đề nghị đơn vị tư vấn xem xét, chỉnh sửa và bổ sung các nội dung theo ý kiến
góp ý; sau cuộc họp đề nghị đơn vị tư vấn làm việc với bộ phận chuyên môn để thống
nhất các nội dung, sớm hoàn thiện dự thảo để Sở lấy ý kiến các sở, ngành và địa
phương liên quan trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành./.