Trong xã hội ngày nay, qua truyền thông
chúng ta tiếp nhận thông tin từ báo chí bằng nhiều phương thức khác nhau với
nhiều công nghệ multimedia nổi trội như: bài viết (text), âm thanh (audio),
hình ảnh (image) và các đọan video clip. Những phương thức này đã cung cấp cho
độc giả tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng và đem lại nhiều lôi cuốn.
Nhu cầu viết bài, kể lại một câu chuyện
không chỉ đối với các nhà báo mà còn là nhu cầu cho rất nhiều người. Người ta
có thể kể về một chuyến đi, kể vế một món ăn đang nấu, thể hiện cảm xúc của
mình qua một bài hát, bày tỏ nhận xét về một công trình,…. Tất cả câu chuyện
trên đều được công nghệ multimedia hỗ trợ đến tận tay. Chỉ bằng chiếc điện thoại
di động, bạn có thể chụp ảnh, viết bài, quay clip và đăng trên facenook,
Twitter, Instagram,… là cả thế giới biết về câu chuyện của bạn.
Nhưng ngày nay trong truyền thông, đang
rộ lên xu thế sử dụng “Bản đồ kể truyện”, tiếng Anh là “storymap”, trên thế giới.
Đặc biệt là ở các nước phát triển như Bắc Mỹ, Bắc Âu,… Chúng ta xem hình ảnh số
1: so sánh mức độ tìm kiếm “story map” với “Web GIS” ở phạm vi toàn cầu bằng
công cụ Google Trend như sau:
Hình 1. Các quốc gia quan tâm đến “Story
Map” thể hiện màu xanh. Các quốc gia quan tâm đến “Web GIS” là mà đỏ. Mức độ
quan tâm đến Story Map nhiều hơn Web GIS.
Vậy
“Bản đồ kể chuyện” (stormap) là gì?
Chúng ta thấy rằng: “StoryMap” được cấu
thành bởi 2 keywords là “Story” và “Map”. Công ty hàng đầu về GIS trên thế giới
đưa ra khái niệm như sau:
“Những câu chuyện được kể qua bản đồ phải
có 2 nét đặc trưng:
Có các thành phần cấu thành câu chuyện liên quan đến thông tin địa lý (GIS). Trả lời các câu hỏi: Câu chuyện đó xảy ra ở
đâu (where) – Ai,có cái gì xảy ra (theme), xảy ra khi nào (temporal).
Các ứng dụng storymap bao gồm các thành
phần: tương tác bản đồ và các công cụ
multimedia(video, hình ảnh, âm thành, bài viết) để người sử dụng trải nghiệm thể
hiện các câu chuyện của mình.
Lịch
sử của “Bản đồ kể chuyện” – Storymap:
ESRI - Công ty hàng đầu thế giới về các
giải pháp công nghệ GIS là nơi sinh ra khái niệm "Storymap" và hiện
thực, phát triển nó trong thực tế.
Vào năm 2011: Hành trình “bản đồ kể chuyện”
của Esri bắt đầu với câu hỏi: “Trong thời đại kỹ thuật số, làm thế nào bản đồ
và nội dung đa phương tiện có thể kết hợp với nhau để tạo ra những trải nghiệm
tương tác phong phú?”
Sau đó, ESRI phát triển thành một sứ mệnh:
cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo các câu chuyện trực quan, được cung cấp bởi
địa điểm, bất kể chuyên môn kỹ thuật của họ là gì. Từ các bài học kinh nghiệm
và phản hồi mà ESRI nhận được, trong tám năm sau đó (2019) đã xây dựng nền tảng
quan trọng cho việc tạo ArcGIS StoryMaps.
Từ 2011 đến nay, cho dù xuất hiện nhiều
Open Sources về Storymap, nhưng ESRI Storymap vẫn được coi là đại diện cho sự
hình thành và phát triển xu hướng này trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có
hàng ngàn Story mỗi ngày được hiện thực trên nền tảng ESRI ArcGIS Storymap
(theo ESRI). Các bạn tham khảo thêm về lịch sử Storymap tại: Milestones builtfor a smooth transition (link:https://www.esri.com/en-us/arcgis/products/arcgis-storymaps/classic).
Ngoài ESRI ra, còn có nhiều dự án mã nguồn
mở để tạo dựng storymap. Có 2 dự án điển hình là:
1. Knight Lab StorymapJS
Đây là dự án mã nguồn mở nổi tiếng của
Knight Lab (Northwestern University). StorymapJS được rất nhiều tòa soạn báo sử
dụng. Storymap được Knight Lab tuyên bố phát hành vào ngày 17 tháng 10 năm
2013.
2. Storymap.js của Đại học Bang Oregon
Storymap.js là một thư viện javascript để
kể chuyện bằng bản đồ web. Thư viện này nhằm mục đích cho phép các cá nhân, đặc
biệt là những người có ít nền tảng về lập trình web, có thể tạo các ứng dụng bản
đồ câu chuyện qua Internet một cách hiệu quả.
Thư viện này hiện đang được duy trì bởi
Cartography and Geovisualization Grouptại Đại học Bang Oregon và đã được sử dụng
trong nhiều khóa học liên quan đến mô hình hóa và các dự án. Ngoài ra, rất nhiều
trường đại học bắt đầu chọn storymap.js thay vì nền tảng ESRI Storymap.
Tình
hình ứng dụng storymap tại Việt Nam
Mặc dù storymap đang trỗi dậy ở các nước
khác nhưng ở Việt Nam thì việc ứng dụng storymap còn hạn chế, chưa được áp dụng
rộng rãi. Điểm qua chỉ thấy có một số ứng dụng sau:
Website "Chân dung mẹ"
(https://chandungme.vn) được HCMGIS - Trung tâm Ứng dụng Thông tin Địa lýThành phố Hồ Chí Minh xây dựng, vận hành để lưu trữ, lan tỏa các tác phẩm ký họa
"Chân dung các Mẹ Việt Nam Anh hùng" do Họa sỹ Đặng Ái Việt thực hiện.
Website này có sử dụng công nghệ Storymap để mô tả hành trình thực hiện Chân
dung mẹ Việt Nam Anh hùng của họa sỹ trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Website "Câu chuyện nhỏ về Metro số
1 Bến Thành-Suối Tiên" (http://metrohcmc.storymap.vn) được nhóm “Nhóm"BHS và những người bạn" xây dựng, vận hành để giới thiệu khái quát về
tuyến Metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên, tuyến Metro đầu tiên của Thành phố Hồ Chí
Minh. Đồng thời qua Website, nhóm mong muốn góp phần quảng bá và tuyên truyền,
vận động người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, sử dụng Metro để
đi lại.
Website "Nha Trang - Khánh Hòa - Rừng
trầm - Biển yến" (http://khanhhoa.storymap.vn) được Nhóm "BHS và nhữngngười bạn" xây dựng, vận hành để giới thiệu các địa danh, di tích lịch sử,
danh làm thắng cảnh, Trường Sa anh hùng, góp phần xúc tiến đầu tư của tỉnh
Khánh Hòa theo phong cách “Bản đồ kể chuyện”.
Vậy
“bản đồ kể chuyện” – storymap có thể áp dụng trong thực tế như thế nào?
Qua bài viết này, có lẽ chúng ta phần
nào hiểu qua về Storymap. Vậy Storymap có thể ứng dụng vào việc gì cho cá nhân
và công việc?
Ngoài các Storymap được giới thiệu qua
câu chuyện này, nếu bạn chịu khó tìm hiểu các Storymaps khác trong ESRI Gallery
(https://storymaps.com/vi/explore) thì sẽ thấy Storymap có thể sử dụng trong rất
nhiều đề tài, chủ đề của cuộc sống, có thể nói trong mọi lĩnh vực đời sống kinh
tế-xã hội. Có thể liệt kê một vài lĩnh vực có thể ứng dụng Storymap như sau:
·
Dùng Storymap để kể (viết) về cuộc đời của một danh nhân, người nổi tiếng,
nhân vật lịch sử, lãnh tụ,...
·
Dùng Storymap để kể (viết) một địa danh,di tích lịch sử, một xóm làng, một
điểm check-in nào đó,...hay chặng đường đi của một tour du lịch.
·
Dùng Storymap để kể (viết) về một đồ án quy hoạch, một trận đánh trong lịch
sử, một sự kiện trong xã hội đang diễn ra,...
·
Dùng Storymap để kể (viết) về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, thiên
nhiên, thú rừng,chim chóc, các khu bảo tồn,...
·
Dùng Storymap để kể (viết) về những món ăn bình dị đến cao sang phú quý:
cơm tấm, cafe, phở, khoai mì, cháo yến,... hay thể hiện một quy trình chế biến
thực phẩm,…
Bản đồ kể chuyện -Storymap chỉ là phương
tiện truyền thông (media) có sử dụng thêm bản đồ số, GIS nên báo chí, nhà văn,
nhà sử học,... đang viết gì, đang kể gì thì đều có thể hiện thực bằng Storymap.
Sử dụng ứng dụng storymap đem lại hiệu ứng rất cao cho người đọc. Chỉ cần một
khung nhìn (screen), người xem có thể đọc bài viết, xem hình ảnh minh họa, xem
clip và lắng nghe âm thanh (ví dụ tiếng chim, tiếng thác nước chảy,…).
Nguồn
Tạp chí điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường
(https://tainguyenvamoitruong.vn/)